Omega 3 có tác dụng gì ?
Omega là gì?
Omega là loại axit béo không no với nhiều nối đôi. Có 11 loại axit béo omega, tuy nhiên trong đó lại có 3 loại axit đặc biệt quan trọng và thiết yếu đối với cơ thể con người, đó là omega-3, omega-6 và omega-9.
Các loại omega này mặc dù rất cần thiết cho cơ thể, nhưng bản thân cơ thể của chúng ta lại không thể tự sản xuất ra chúng được. Vì vậy, bạn cần phải bổ sung thêm các loại omega thông qua thức ăn, thuốc, các sản phẩm thực phẩm chức năng.
Cần phải bổ sung Omega cho cơ thể từ các loại thực phẩm
Omega 3 có tác dụng gì ?
Công dụng Omega 3
Omega 3 là một axit béo chưa nó thường tồn tại ở 3 dạng chính là DHA (docosahexaenoic acid), EPA (eicosapentaenoic acid) và ALA (alpha-linolenic acid). Đây là một thành phần rất quan trọng cho cơ thể nhưng cơ thể lại không có khả năng tự tổng hợp được.
Theo các nghiên cứu khoa học, Omega 3 tác dụng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa ung thư, chống lại sự suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác (Ví dụ: căn bệnh Alzheimer thường thấy ở người già), cải thiện xương khớp, chống lại những tác hại nguy hiểm của ánh nắng mặt trời đối với làn da,…
Trong đó:
- EPA: có tác dụng rất tốt trong việc chống trầm cảm. Thậm chí theo một vài nghiên cứu còn cho thấy, EPA có tác dụng như một loại thuốc chống trầm cảm thông thường. Ngoài ra còn có khả năng chống lão hóa cho da, giúp làn da mịn màng, tươi trẻ.
- DHA: là một thành phần chính trong võng mạc mắt của bạn. Bổ sung đủ DHA sẽ giúp bạn cải thiện thị lực đáng kể. Ngoài ra, việc bổ sung DHA sẽ giúp phát triển não bộ, tăng cường trí thông minh, cải thiện chất lượng giấc ngủ cũng như ngăn ngừa một số loại bệnh.
- ALA: chủ yếu được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Một số ít sẽ chuyển hóa thành dạng EPA và DHA.
Tác dụng Omega 3 6 9
Ngoài các công dụng vô cùng tuyệt vời của dầu cá omega 3 đã kể trên thì còn lại 2 loại Omega cũng quan trọng không kém cho cơ thể là Omega 6 và Omega 9.
Omega 6:
Cũng là một axit béo chưa no, tồn tại chủ yếu ở 4 dạng: LA (Linoleic Acid), GLA (Gamma linolenic acid), (DGLA) Dihomo-gamma linolenic acid và AA (Arachidonic acid). Và cũng như Omega 3, cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được Omega 6 mà phải nhờ đến sự bổ sung đầy đủ qua thức ăn, thuốc, …
Omega 6 đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời như: kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế dị ứng, giảm huyết áp cao, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương,… Bên cạnh đó, omega 6 còn hỗ trợ trong việc làm đẹp bao gồm kích thích sự phát triển của da và tóc, điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhìn chung, bổ sung đủ omega 6 sẽ giúp đem lại cho bạn một cơ thể vô cùng khỏe mạnh cùng làn da sáng khỏe, căng bóng.
Omega 9:
Là một axit béo chưa no bao gồm Axit Oleic, Axit Mead,… Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Omega 9 đối với Omega 3 và Omega 6 chính là cơ thể có khả năng tự tổng hợp được Omega 9.
Mặc dù mức độ thiết yếu của Omega 9 đối với cơ thể không bằng Omega 3 và Omega 6 nhưng nó lại có vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng liều lượng Omega 3 và Omega 6 trong cơ thể. Bên cạnh đó, Omega 9 cũng có vai trò rất cần thiết trong sự phát triển của trẻ em, hệ miễn dịch và tham gia trong việc chống lại nhiều loại bệnh lý ác tính.
Nguồn bổ sung Omega
Các thực phẩm giàu Omega trong bữa ăn hằng ngày
- Omega 3: Các loại thực phẩm dồi dào Omega 3 dễ tìm thấy được ở những món ăn hằng ngày, đặc biệt là ở những loại cá béo. Như là: cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi, sữa, nước ép, đậu nành, ngũ cốc, yến mạch, rau củ, trứng, bơ…
- Omega 6: các loại dầu thực vật giàu Omega 6 như là dầu bắp, dầu hạt bông vải, dầu hạt nho, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, trong trứng gà, trong mỡ…
- Omega 9: dù cơ thể có thể tự sản xuất được nhưng chỉ được với một lượng nhỏ. Vì vậy đừng quên bổ sung đầy đủ Omega 9 từ các loại động vật và thực vật như ôliu, dầu canola, đậu phộng và dầu hướng dương.
Thuốc dầu cá Omega 3 hay còn gọi là thực phẩm chức năng Omega 3
Nếu như bạn không có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu Omega 3, vậy thì có thể cân nhắc thực phẩm chức năng Omega 3.
Omega 3 được nén ở dạng viên con nhộng, chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và có một liều lượng nhất định.
Điểm khác biệt chính là viên thực phẩm chức năng có thể giúp kiểm soát và tính toán được cụ thể liều lượng Omega 3 nạp vào cơ thể.
Liều dùng Omega 3
Có một số quan điểm cho rằng, bổ sung Omega 3 thì càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên nếu như bổ sung Omega quá liều lượng sẽ đem lại một số tác dụng phụ như là hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa,…
Chỉ cần bổ sung một lượng vừa đủ và phù hợp với tỷ trọng cơ thể thì đã có được hiệu quả tốt nhất.
Theo nghiên cứu, liều lượng EPA và DHA được bổ sung trong một ngày phải tối thiểu là 250mg và tối đa là 3000mg. Omega 3 được khuyến cáo bổ sung theo liều lượng như sau:
- Người khỏe mạnh: vì khẩu phần ăn hằng ngày cũng đã chứa một lượng Omega 3 sẵn, vì thế chỉ cần uống 1 viên/ngày là đủ.
- Trẻ từ 6 – 8 tuổi: nên bổ sung từ 900mg mỗi ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: bé gái nên bổ sung 1000mg/ngày. Còn bé trai cần nhiều hơn bé gái: 1200mg/ngày.
- Độ tuổi từ 14 trở lên: nữ giới nên bổ sung 1100mg/ngày và nam giới nên bổ sung 1600mg/ngày.
- Ở phụ nữ mang thai cần 1400mg/ngày và phụ nữ đang cho con bú cần 1300mg/ngày.
- Độ tuổi trung niên trở lên: 1100/ngày.
Vì thế tùy theo độ tuổi mà chúng ta nên uống dầu cá đúng cách để cho chúng phát huy tác dụng của dầu cá một cách tối ưu. Ngoài ra, tác dụng của omega 3 với làn da cực kì hữu dụng.